top of page
  • Writer's pictureNBCN

Chuyên gia dịch tễ: "Zero-Covid" không phải là đối thủ của Omicron?


TP Tây An - Trung Quốc bị phong tỏa chặt chẽ trong 2 tuần qua. Ảnh: AP

Nhà dịch tễ học Mỹ Michael Osterholm cho rằng cách tiếp cận zero-Covid (không sống chung với Covid-19) của Trung Quốc sẽ không thể hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron.

Đài CNBC ngày 06-02-2022 dẫn lời ông Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm ở bang Minnesota - Mỹ, cho biết: "Bắc Kinh dường như không thể sử dụng cùng một cách tiếp cận cứng rắn chống lại Omicron vì biến thể này không giống như những biến thể khác. Zero-Covid sẽ không thể hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron.

Cố gắng ngăn chặn Omicron giống như cố gắng ngăn chặn gió".

Hơn nữa, theo ông Osterholm, việc Trung Quốc khống chế đại dịch thành công cho tới nay cũng đồng nghĩa rằng một phần rất lớn người dân nước này vẫn có nguy cơ bị Covid-19 tấn công. Theo tổ chức tư vấn Eurasia Group (trụ sở ở Mỹ), chiến lược zero-Covid của Trung Quốc bị xem là một trong số các rủi ro hàng đầu trong năm 2022.

"Cách tiếp cận này (của Bắc Kinh) có vẻ cực kỳ thành công vào năm 2020 nhưng với một biến thể (SARS-CoV-2) lây lan nhanh chóng hơn, chính sách của Trung Quốc sẽ không kềm chế được số ca mắc Covid-19, dẫn đến sự bùng phát lớn hơn và các đợt phong tỏa thất thường, gây ra sự gián đoạn kinh tế và nhà nước phải can thiệp thường xuyên hơn" - Eurasia Group viết trong báo cáo hồi tháng 1. Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên vào tháng 1 năm nay. Nhiều quốc gia ban đầu thực hiện các biện pháp phong tỏa và hạn chế xã hội nghiêm ngặt để kềm chế Covid-19. Tuy nhiên, họ dần dần từ bỏ chiến lược đó sau khi biến thể Delta lây lan nhanh chóng khiến biện pháp phong tỏa trở nên kém hiệu quả hơn. Theo thống kê của nhà nước TQ, tính đến ngày 07-02-2022, Trung Quốc có tổng cộng 106.419 ca mắc Covid-19, 4.636 ca tử vong và 100.288 trường hợp phục hồi.

bottom of page