top of page
  • Writer's pictureNBCN

Cần kíp tháo gỡ khó khăn cho nửa triệu công nhân mất việc/giãn việc ngay trước Tết


Công nhân Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Đồng Nai) tham gia nhổ cỏ, vệ sinh nhà xưởng trong thời gian tạm nghỉ gần 2 tháng do thiếu việc làm. Ảnh: Hà Anh Chiến

Hàng trăm nghìn công nhân, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp giảm đơn hàng, các cơ quan liên quan cần đánh giá tình hình, có giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động.


Trong quý III, IV.2022, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, giày da, chế biến gỗ ở khu vực phía Nam bị cắt giảm đơn hàng.

Có khoảng 1.500 doanh nghiệp bị ảnh hưởng do giảm đơn hàng với số công nhân, lao động bị ảnh hưởng là 500.000 người và 42.000 người lao động bị mất việc làm. Ngành lao động - thương binh và xã hội cố gắng nắm chắc tình hình và con số đối tượng bị chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do doanh nghiệp giảm đơn hàng. Đây là biện pháp đầu tiên phân loại từng nhóm đối tượng để có các giải pháp phù hợp.


Doanh nghiệp cùng với các cơ quan, tổ chức bố trí việc làm tạm thời cho người lao động. Trong lúc người lao động bị giãn việc, doanh nghiệp tranh thủ thời gian này tổ chức đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho công nhân, lao động để hứng đón những đơn hàng mới.

Việc hỗ trợ người lao động nâng cao kỹ năng, tay nghề, doanh nghiệp cần coi đây là chi phí đầu tư, đem lại hiệu quả cao trong bối cảnh hiện nay. Bởi sau này thiếu lao động, doanh nghiệp phải đi tuyển dụng lại sẽ mất chi phí rất lớn. Hơn nữa, hoạt động trên sẽ tạo sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp.

Để hỗ trợ được người lao động cần thực hiện đúng quy định pháp luật. Đề xuất sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động lúc khó khăn vì tạm hoãn, giãn việc cần xem xét, cân nhắc, kiến nghị Quốc hội.

Đã đến lúc cần dự báo tình hình kinh tế, xã hội, xu hướng của thị trường ngoài nước để định hướng công tác đào tạo, tuyển dụng, sản xuất kinh doanh tới đây. Từ đó, thị trường lao động dễ dàng nắm bắt được sự thay đổi, hứng đón sự chuyển động của tình hình trong và ngoài nước.

Trung tâm Dịch vụ việc làm cần thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động cần thông tin nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Từ đó, giới thiệu việc làm để họ có thể quay trở lại thị trường trong thời gian sớm nhất.

Một số gói hỗ trợ người lao động như trong đại dịch COVID-19 cần tiếp tục được triển khai.

Cần huy động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đang còn kết dư, quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Như vậy, họ có thể học tập, nâng cao kỹ năng và có thể tìm kiếm việc làm trong ngắn hạn.


Chính sách phát triển doanh nghiệp như gói hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp cần tăng cường giải ngân.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nỗ lực làm việc, đánh giá lại tình hình, từ đó sẽ có kiến nghị Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động.

bottom of page