Bạn nghĩ thế nào về đề xuất 5 nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới?

Ông Nguyễn Đình Khang nhận định tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nhất là việc nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế, cho phép ra đời tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp ngoài tổ chức CĐ, trực tiếp thách thức tới vai trò, vị thế của tổ chức CĐ Việt Nam, đặt ra cho cả hệ thống chính trị nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết.
Từ thực tiễn trên, tổ chức CĐ đề xuất với Trung ương Đảng và Đại hội 5 nội dung cốt lõi.
Thứ nhất, tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức CĐ.
Thứ hai, trong nhiệm kỳ, đề nghị Trung ương tiến hành tổng kết Nghị quyết 20 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 6 khóa X) và Kết luận 79 của Bộ Chính trị năm 2013 về xây dựng giai cấp CN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nghiên cứu ban hành nghị quyết về xây dựng giai cấp CN trong giai đoạn mới.
Thứ ba, Bộ Chính trị sớm thông qua "Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ Việt Nam trong tình hình mới", làm căn cứ ban hành nghị quyết chuyên đề, toàn diện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức CĐ Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thứ tư, trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cần nhấn mạnh yêu cầu giữ vững và phát huy bản chất giai cấp CN của Đảng; chú trọng bồi dưỡng kết nạp những CN ưu tú vào Đảng và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ các cấp.
Thứ năm, nhà nước tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về CĐ, giai cấp CN; phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức CĐ và giai cấp CN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện cả nước có khoảng 10,4 triệu đoàn viên với hơn 124.000 CĐ cơ sở. Giai đoạn 2016-2020, có trên 240.000 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng, trong đó CN trực tiếp chiếm khoảng 8%.